Chủ xe ô tô có thể tự kiểm tra các hạng mục sau tại nhà
Nhiều hạng mục kiểm tra ôtô hoàn toàn có thể tự làm tại nhà thay vì phải mang ra garage. Điều này giúp tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho chủ phương tiện.
Bên cạnh những mốc bảo dưỡng định kỳ, chủ phương tiện cũng nên tự kiểm tra xe tại nhà thường xuyên để đảm bảo "xế cưng" luôn trong tình trạng tốt nhất cũng như kịp thời phát hiện các hư hỏng.
Dưới đây là những hạng mục kiểm tra có thể tự thực hiện tại nhà và không cần quá nhiều các dụng cụ hỗ trợ.
Các chi tiết dưới nắp ca-pô
Nhiều chi tiết bên dưới nắp ca-pô cần được kiểm tra sau một thời gian sử dụng. Chỉ bằng cách quan sát, người dùng cũng dễ dàng phát hiện được những vấn đề ở khu vực này.
Đầu tiên là kiểm tra các bình chứa dung dịch như nước rửa kính, nước làm mát... Nếu chất lỏng dưới mức thấp nhất, cần thêm để đảm bảo các hệ thống trên xe có thể vận hành tốt. Dung dịch đổ thêm vào nên dùng cùng loại với dung dịch đang có trong xe, điều này giúp tránh được tình trạng kết tủa hay đóng cặn bên trong đường ống.
Người dùng cần quan sát các đường ống dẫn bên trong khoang động cơ. Nếu phát hiện các dấu hiệu của việc rò rỉ dung dịch hay đường ống bị nứt cần sớm mang xe đến garage để kiểm tra và thay mới. Vấn đề đường ống bị nứt hiếm khi xảy ra trên xe mới, thường chỉ xuất hiện trên những phương tiện sử dụng sau 2-3 năm.
Kiểm tra mức dầu động cơ cũng nên được thực hiện, đặc biệt là các mẫu xe có tuổi đời cao dễ gặp phải tình trạng rò rỉ dầu. Người dùng kiểm tra mức dầu động cơ bằng cách rút cây thăm dầu và lau bằng khăn sạch, sau đó đặt cây thăm dầu vào lại vị trí và rút ra một lần nữa. Lúc này kiểm tra dầu động cơ có nằm ở mức nào trên cây thăm dầu, nếu dưới mức tối thiểu cần đổ thêm dầu và kiểm tra nguyên nhân gây rò rỉ.
Hệ thống đèn
Đèn chiếu sáng chính, đèn báo rẽ, đèn hậu... là những bộ phận cần thiết trong quá trình lái xe. Hệ thống đèn bị hỏng không chỉ gây nguy hiểm cho người dùng mà còn có thể bị xử phạt bởi cảnh sát giao thông.
Đèn chính cần kiểm tra đèn chiếu gần lẫn đèn chiếu xa. Đèn hậu cần kiểm tra khả năng chiếu sáng ở 2 bên cũng như đèn phanh. Ngoài ra, đèn phanh thứ 3 thường được đặt phía trên cũng cần được kiểm tra cẩn thận.
Đối với đèn báo rẽ, cách nhanh nhất để kiểm tra cả 4 bóng đèn còn hoạt động hay không là bật nút đèn cảnh báo (hazard).
Lốp xe
Lốp là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người điều khiển phương tiện. Bộ phận này cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên, đặc biệt là trước những chuyến hành trình dài.
Đầu tiên cần kiểm tra bề mặt lốp xem có dị vật hay không, nếu có cần phải loại bỏ và xử lý nếu dị vật gây thủng lốp. Đối với những lốp bị biến dạng, người dùng nên thay mới để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, độ mòn lốp cũng là điều quan trọng không kém. Tất cả lốp xe đều có vạch chỉ thị độ mòn, cần thay lốp mới khi vạch này tiếp xúc với mặt đường.
Để giữ cho lốp hoạt động ổn định và bền bỉ, áp suất lốp nên được duy trì trong mức khuyến nghị. Tùy từng dòng xe, mức áp suất lốp khuyến nghị sẽ có sự khác biệt, người dùng có thể tìm thông số này ở khu vực cửa tài xế.
(Nguồn Zingnews)
tin liên quan
xe mới về
-
Renault Duster 2.0 AT 2016
320 triệu
-
Mitsubishi Pajero Sport 2.4D 4x4 AT 2021
940 triệu
-
Cadillac Escalade ESV Premium 2014
2.650 tỷ
-
Mercedes Benz S400L 2017
1.580 tỷ
-
Lexus GX 460 2010
1.280 tỷ